Chỉ báo kỹ thuật là một trong những khái niệm kỹ thuật sớm nhất mà các nhà giao dịch mới bước chân vào thị trường. Phần lớn nhà giao dịch mới đều thần thánh hóa chỉ báo kỹ thuật và dành cực kỳ nhiều thời gian cho việc tìm kiếm chỉ báo và backtest chúng chỉ với một mục đích là tìm được tín hiệu chắc thắng từ những chỉ báo này.
Nhưng đó lại là sai lầm rất lớn khiến cho trader mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu chỉ báo kỹ thuật.
Thực tế chỉ báo kỹ thuật là một công cụ hỗ trợ cho việc phân tích và ra quyết định trong giao dịch, bản thân nhà giao dịch vẫn cần nắm được hành động giá và khối lượng để có được cái nhìn tồng thể hơn về thị trường.
Và dưới đây là 3 chỉ báo cơ bản nhất nhưng cũng là 3 chỉ báo cần thiết nhất cho cả nhà giao dịch mới và đã có kinh nghiệm.
Chỉ báo RSI
RSI là một chỉ báo dao động phản ánh sức mạnh tương đối của xu hướng tăng và xu hướng giảm.
Thực sự thì RSI đã quá quen thuộc với anh em trader rồi, chỉ báo này đã từng một thời làm mưa làm gió trong giới trading.
Dưới đây là những tín hiệu chỉ báo cung cấp cho anh em trader:
Tín hiệu quá mua quá bán
Tín hiệu quan trọng nhất của RSI chính là xác định thời điểm thị trường quá mua quá bán.
Các bạn nhìn hình bên dưới là tín hiệu chính của RSI:
Tức là khi RSI vượt mức 70 thể hiện thị trường đang nằm trong tình trạng quá mua và ngược lại nếu RSI vượt dưới mức 30 thể hiện thị trường đang nằm trong tình trạng quá bán.
Đường xu hướng RSI
Để vẽ đường xu hướng tăng trên chỉ báo RSI bạn cần nối hai hoặc ba đỉnh trở lên trên chỉ báo RSI khi mà các đỉnh cao hơn được hình thành.
Ngược lại một đường xu hướng giảm được vẽ bằng cách nối ít nhất hai đỉnh hoặc nhiều hơn khi các đỉnh thấp hơn được hình thành.
Như hình bên dưới:
Đường xu hướng trên RSI cho chúng ta biết được thị trường hiện tại đang tăng hoặc giảm và khi giá đi ngược trở lại thì nó cũng báo hiệu rằng giá đang cạn kiệt và có khả năng đảo chiều.
Tín hiệu phân kỳ
Ngoài ra thì chỉ báo RSI cũng cung cấp tín hiệu phân kỳ, một trong những tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ được nhiều nhà giao dịch sử dụng để tìm điểm giao dịch đảo chiều.
Các bạn nhìn hình bên dưới là tín hiệu phân kỳ tăng giảm:
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Trong đó phân kỳ tăng là khi giá hình thành được một chuỗi đáy thấp hơn trong khi chỉ báo RSI hình thành các đáy cao hơn
Ngược lại phân kỳ giảm là khi giá hình thành được một chuỗi đỉnh cao hơn trong khi RSI chỉ hình thành được các đỉnh thấp hơn
Đây là một trong những tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ được nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp kết hợp thêm vào trong chiến lược giao dịch của họ.
Chỉ báo MACD
Chỉ báo thứ hai là chỉ báo MACD, cũng là một chỉ báo cực kỳ nổi tiếng trong giới trading.
MACD đo lường sự hội tụ phân kỳ theo thời gian của 2 đường trung bình động. Chỉ báo MACD cung cấp cho chúng ta khá nhiều tín hiệu hữu ích. Bao gồm những tín hiệu bên dưới đây:
Tín hiệu giao cắt
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Tín hiệu mạnh mẽ nhất của MACD được các nhà giao dịch sử dụng đó chính là tín hiệu giao cắt của đường MACD và đường tín hiệu. Cụ thể là:
Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu thì đó là tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường sẽ tăng giá.
Ngược lại khi đường MACD cắt xuống bên dưới đường tín hiệu sẽ thể hiện xu hướng giảm.
Ngoài ra thì tín hiệu giao cắt của 2 đường này cũng được coi như là tín hiệu xác nhận cho điểm vào lệnh mua hoặc bán.
MACD + RSI
Hai chỉ báo MACD và chỉ báo RSI có thể kết hợp lại với nhau và hình thành được cho chúng ta tín hiệu giao dịch xác nhận từ hai chỉ báo.
Như các bạn cũng thấy thì tín hiệu từ MACD và RSI đều có thể xác nhận cho chúng ta hướng đi của thị trường là tăng hay giảm, từ đó ngụ ý cho chúng ta là nên mua hay bán.
Vì thế nên hai chỉ báo kỹ thuật này có thể kết hợp được với nhau.
Trong đó nếu như bạn thấy chỉ báo MACD giao cắt tăng giá đồng thời xác nhận lại cho lệnh mua khi RSI tăng lên phía trên mức 30. Và ngược lại, nếu MACD giao cắt giảm giá và được xác nhận lại bởi RSI giảm xuống bên dưới mức 70.
Bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào cũng không nên sử dụng một cách độc lập vì nó không thể giúp trader có được cái nhìn đầy đủ về bối cảnh thị trường được, cho nên buộc chúng ta phải kết hợp chỉ báo.
MACD Histogram
Histogram của chỉ báo MACD cung cấp cho chúng ta thông tin về sức mạnh của xu hướng của thị trường.
Khi Histogram giảm xuống bên dưới mức 0 thể hiện xu hướng giảm đang mạnh lên và ngược lại nếu như Histogram tăng lên trên mức 0 thể hiện xu hướng tăng đang mạnh lên.
Nói chung là MACD là một chỉ báo kỹ thuật có thể cung cấp cho trader các tín hiệu như xu hướng, động lượng và thậm chí là có thể xác nhận cho chúng ta điểm vào lệnh cho chiến lược giao dịch.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Chỉ báo Bollinger Bands
Cuối cùng đó là chỉ báo Bollinger Bands, một trong những chỉ báo cung câp tín hiệu biến động giá cực kỳ nổi tiếng.
Bollinger Bands được sử dụng để so sánh những thay đổi về giá trị của bất kỳ tài sản nào.
Các bạn nhìn hình bên dưới là chỉ báo Bollinger Bands:
Chỉ báo Bollinger Bands được sử dụng trong phân tích kỹ thuật như một phần bổ sung cho việc xác định những tín hiệu đảo chiều.
Trong đó các dải bên ngoài của chỉ báo Bollinger Bands được coi như là một vùng cản có thể khiến cho giá khi tiếp cận những đường này có thể đảo chiều.
Khi chỉ báo Bollinger Bands co lại thể hiện biến động giá thấp và khi chỉ báo Bollinger Bands thể hiện biến động giá mạnh lên. Tín hiệu này có thể giúp trader xác nhận được những cơ hội giao dịch phá vỡ tiềm năng.
Với vùng co thắt càng lâu thì khả năng thị trường phá vỡ khỏi vùng này càng mạnh. Và khi chỉ báo Bollinger Bands mở rộng ra thoát khỏi vùng co thắt trước đó cho thấy thị trường bước vào một xu hướng mới.
Trên đây chính là ba chỉ báo kỹ thuật cực kỳ cơ bản nhưng nếu như đào sâu tìm hiểu bạn sẽ thấy chúng chính là những chỉ báo kỹ thuật chủ chốt có thể cung cấp tín hiệu để nhà giao dịch phân tích thị trường đồng thời giúp chúng ta đưa ra được quyết định giao dịch tốt hơn.
Mời anh em tham khảo bài viết nhé.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư