1. Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch. Tuy nhiên, dường như mọi người lại có ý tưởng riêng của mình về việc xác định hỗ trợ và kháng cự. Vì vậy, trước tiên chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề cơ bản trước
Như bạn thấy ở hình trên, mô hình zíc zắc tạo hướng lên. Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm chính là kháng cự (resistance)
Khi mà thị trường tăng trở lại, điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợ và kháng cự này tiếp tục được tạo ra.
Vẽ hỗ trợ và kháng cự
Một điều cần ghi nhớ là mức hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác
Nhiều khi bạn sẽ thấy hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó chỉ đang “thử lại” (retest) vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó mà thôi. Với mô hình nến, việc “thử” này sẽ được thể hiện qua những bóng nến
Hãy xem cách mà bóng nến thử lại vùng hỗ trợ 1.4700. Vào thời điểm đó, dường như thị trường đã muốn “phá vỡ” hỗ trợ, nhưng sau đó chúng ta mới thấy được là thị trường chỉ muốn “thử lại” vùng này mà thôi
Vậy sao chúng ta có thể biết chắc là hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ?
Không có câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Một số người cho rằng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ khi thị trường có thể đóng cửa phiên giao dịch vượt qua mức này. Tuy nhiên bạn có thể thấy trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng
Xem ví dụ dưới đây và xem điều gì xảy ra sau khi giá đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 1.4700
Trong ví dụ này, giá đã đóng cửa phí dưới vùng hỗ trợ 1.4700 nhưng nhanh chóng tăng điểm vượt lên trở lại. Nếu bạn tin tưởng vào sự phá vỡ (breakout) này và đặt lệnh bán cặp tiền này, bạn sẽ bị thua lỗ
Nhìn vào biểu đồ bên trên, bạn sẽ kết luận lại là vùng hỗ trợ này không thực sự đã bị phá vỡ, nó vẫn còn tác dụng hỗ trợ và bây giờ có thể còn mạnh hơn
Để giúp bạn lọc nhưng dấu hiệu phá vỡ sai, bạn cần nghĩ mức hỗ trợ và kháng cự là một “vùng” hơn là một con số chính xác
Một cách có thể giúp bạn xác định vùng này lại đặt hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường (line chart) hơn là trên biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất. Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì có đôi khi đó là 1 đợt “co giật” của thị trường.
Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợ và kháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy
Những vấn đề thú vị khác về hỗ trợ và kháng cự:
- Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ
- Giá càng “thử” vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn
- Khi một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự
2. Đường xu hướng – trendline
Đường xu hướng – trendline – là một trong những thứ phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật và được sử dụng rất thường xuyên
Nếu được vẽ đúng, nó sẽ trở nên chính xác như các phương pháp khác. Tuy nhiên, nhiều người giao dịch thường không vẽ đúng nên hiệu quả chưa cao
Ở dạng phổ biến nhất, một đường xu hướng tăng (uptrend line) là một đường thẳng vẽ dọc theo đáy của một vùng hỗ trợ dễ nhận diện. Trong xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ dọc theo các đỉnh dễ nhận diện
Vẽ đường xu hướng như thế nào?
Để vẽ đường xu hướng đúng, điều bạn cần là tìm 2 đỉnh chính hoặc đáy chính và nối chúng lại với nhau mà thôi.
Hãy nhìn ví dụ bên dưới
Một số dạng xu hướng
Có 3 dạng xu hướng:
- Xu hướng tăng ( tạo đáy cao hơn)
- Xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp hơn)
- Xu hướng đi ngang (nằm trong 1 khoảng)
Một số điều quan trọng cần nhớ về đường xu hướng:
Cần ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh để vẽ 1 đường xu hướng đúng nhưng nó cần đến 3 ĐIỂM để xác nhận 1 đường xu hướng
- Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao
- Cũng giống như mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng sẽ mạnh hơn nếu nó được chạm vào nhiều lần nhưng không phá vỡ
- Một điều quan trọng là KHÔNG BAO GIỜ cố gắng vẽ đường xu hướng cho “vừa vặn” với thị trường. Đơn giản là nếu đường xu hướng không phù hợp với thị trường thì nó đã bị sai, đừng cố gắng điều chỉnh cho nó vừa.
3. Kênh giá – Channel
Nếu chúng ta đào sâu hơn về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng hoặc đường xu hướng giảm thì chúng ta sẽ tạo ra được kênh. Kênh giá này giúp xác định điểm mua và bán. Cả đỉnh và đáy của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
Để tạo một kênh tăng, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và và di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.
Để tạo một kênh giảm, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đường thằng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đáy nhất
Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng, có thể dùng như tín hiệu bán
💡
– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Các dạng kênh
- Kênh tăng (giá tạo các đỉnh cao mới và đáy cao mới)
- Kênh giảm (giá tạo các đỉnh thấp mới và đáy thấp mới)
- Kênh ngang (một khoảng – ranging)
Những điều cần nhớ về kênh giá
- Khi thiết lập kênh giá, các đường xu hướng cần phải song song với nhau
- Vùng đáy của kênh giá là vùng xem xét mua còn vùng đỉnh của kênh giá là vùng xem xét bán
- Giống như vẽ đường xu hướng, ĐỪNG BAO GIỜ ép giá vào trong kênh mà bạn muốn.
Có 2 dạng : Giao dịch khi giá bật lại; giao dịch khi giá phá vỡ
Giao dịch khi giá bật lại – Bounce
Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm hỗ trợ hoặc kháng cự.
Nhiều người giao dịch đã sai lầm khi đặt lệnh chờ ngay tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự và đợi cho giao dịch của mình thành công. Tất nhiên có thể sẽ thành công trong vài trường hợp nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không. Như vậy sẽ có rủi ro
Muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi 1 sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự. Trường hợp này chính là việc tránh bắt dao rơi (catch a falling knife), tức là vào lệnh khi giá chưa có dấu hiệu quay đầu
Giao dịch phá vỡ – Break:
Mọi người luôn nghĩ rằng các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được giữ mãi mãi nhưng sự thật là nó thường xuyên bị phá vỡ. Vì vậy, không chỉ đơn giản giao dịch theo kiểu “dội lại” như trên, còn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự. Có 2 cách để giao dịch là : cách hung hăng (aggressive) và cách dè dặt (conservative)
Cách hung hăng – Aggressive way
Cách đơn giản nhất để giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh
Cách dè dặt – Conservative Way
Tưởng tượng 1 trường hợp sau: bạn quyết định mua EURUSD với hi vọng nó sẽ tăng điểm sau khi chạm vào vùng hỗ trợ. Ngay sau đó, vùng hỗ trợ này bị phá vỡ và bạn đang rơi vào tình trạng thua lỗ. Bạn sẽ: (1) Chấp nhận thất bại và quyết định thanh lý lệnh ; hoặc (2) giữ lệnh và hi vọng giá sẽ tăng trở lại?
Nếu bạn chọn giải pháp (2) thì bạn sẽ dễ dàng hiểu phương pháp giao dịch này. Hãy nhớ rằng khi bạn chốt lệnh tức là bạn đang thực hiện một lệnh ngược lại. Bạn đóng lệnh mua EURUSD tại hoặc gần vùng hòa vốn tức là bạn sẽ đặt lệnh bán EURUSD với một khối lượng lệnh tương tự. Bây giờ, nếu đã đủ lệnh bán và thanh lý lỗ xảy ra ở vùng phá vỡ hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều và bắt đầu giảm trở lại. Hiện tượng này lý giải cho việc vì sao vùng hỗ trợ chuyển thành vùng kháng cự sau khi nó đã bị phá vỡ
Muốn giao dịch được theo phương pháp này, bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và vào lệnh khi giá bật trở ra
Chú ý rằng việc retest lại vùng phá vỡ này không phải lúc nào cũng diễn ra. Nhiều khi giá sẽ tiếp tục chạy sau khi đã phá vỡ mà không hồi. Chính vì vậy, hãy luôn sử dụng lệnh dừng lỗ và đừng bao giờ giữ lệnh chỉ vì hi vọng mà thôi
Khi thị trường đi lên và điều chỉnh xuống trở lại thì điểm cao nhất nó đạt được trước khi điều chỉnh gọi là KHÁNG CỰ – resistance
Nếu thị trường tiếp tục đi lên trở lại thì điểm thấp nhất nó tạo ra trước khi đi lên chính là HỖ TRỢ – support
Cần nhớ rằng hỗ trợ, kháng cự không phải là một đường thẳng hay một con số mà là 1 vùng. Điều này sẽ giúp bạn lọc đi các tín hiệu bị sai, bị nhiễu
Một cách giúp xác định hỗ trợ và kháng cự là dùng biểu đồ đường (line chart) để xác định.
Cần nhớ thêm là nếu giá phá kháng cự thì kháng cự này có thể thành hỗ trợ, ngược lại, nếu giá phá hỗ trợ thì hỗ trợ có thể thành kháng cự
Đường xu hướng
Về cơ bản, đường xu hướng tăng là đường thẳng nối liền các đáy dễ nhận diện với nhau. Đường xu hướng giảm là đường nối các đỉnh dễ nhận diện với nhau
Có 3 loại xu hướng
- Tăng (giá tạo các đáy cao hơn
- Giảm (giá tạo các đỉnh thấp hơn
- Đi ngang (đi trong khoảng nào đó)
Kênh giá
Để tạo kênh giá tăng, vẽ 1 đường thẳng song song với đường xu hướng tăng rồi di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất
Để tạo kênh giá giảm, vẽ 1 đường thẳng song song với đường xu hướng giảm rồi di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đáy nhất
Có 3 loại kênh giá:
- Kênh giá tăng ( giá tạo các đáy cao mới và đỉnh cao mới)
- Kênh giá giảm (giá tạo các đáy thấp mới và đỉnh thấp mới)
- Kênh ngang (giá đi trong 1 vùng nhất định)
Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự có thể chia làm 2 phương pháp:
- (1) Giao dịch khi giá bật lại;và
- (2) giao dịch khi giá phá vỡ
Khi giao dịch giá bật lại thì chúng ta cần tìm những điểm giúp xác nhận rằng giá sẽ bật lại từ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Thay vì đặt ngay lệnh mua hoặc bán tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, hãy đợi giá bật lại rồi vào lệnh, như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá phá vỡ hỗ trợ hoặc kháng cự mà không bật
Để giao dịch khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ, kháng cự thì có 2 cách giao dịch là cách hung hăng (aggressive ) và cách dè dặt (conservative). Ở cách hung hăng, bạn đơn giản chỉ đặt mua hoặc bán khi giá vượt qua vùng hỗ trợ kháng cự. Ở cách dè dặt, bạn sẽ đợt giá “hồi lại” sau khi phá vỡ hỗ trợ kháng cự để vào lệnh