Stochastic – gọi tắt là Stoch – cũng là một chỉ báo có thể giúp xác định liệu một xu hướng có thể kết thúc hay không
Về định nghĩa, Stoch là một chỉ báo giao động nhằm đo lường 2 cực quá mua và quá bán của thị trường. Hai đường cấu tạo Stoch có vẻ giống MACD ở điểm bao gồm 1 đường nhanh và 1 đường chậm
Cách giao dịch với Stochastic
Chỉ báo này được tính toán trong khung từ 0 đến 100
Khi Stoch lên trên 80 thì nó cảnh báo thị trường rơi vào trạng thái quá mua. Khi Stoch giảm xuống dưới 20 thì nó cảnh báo thị trường rơi vào trạng thái quá bán
Quy luật là chúng ta sẽ mua khi thị trường quá bán và bán khi thị trường quá mua
Nhìn vào biểu đồ bên trên, có thể thấy Stoch đã cho thấy tình trạng quá mua vài lần. Dựa vào thông tin đó, liệu bạn có thể đoán xem giá sẽ đi đâu không?
Nếu bạn cho rằng giá có thể giảm, bạn đã đúng. Bởi vì thị trường đã rơi vào trạng thái quá mua trong một thời gian dài nên việc đảo chiều là hoàn toàn có thể
Đó là những điểm cơ bản của Stoch. Nhiều người giao dịch sử dụng Stoch theo cách khác nhau nhưng mục đích chính của chỉ báo này là cho thấy tình trạng quá mua và quá bán của thị trường
Qua thời gian, bạn sẽ học được cách sử dụng Stochastic phù hợp với hệ thống giao dịch của mình
Chỉ số RSI khá tương tự so với Stochastic khi dùng để đo tình trạng quá mua hay quá bán của thị trường. Nó nằm trong khung với mức độ từ 1 đến 100. Nếu RSI nằm dưới 30 là tình trạng quá bán và nếu nằm trên 70 là tình trạng quá mua
Cách sử dụng RSI để giao dịch
RSI có thể được sử dụng như Stochastic. Có thể dùng nó để tìm đáy hoặc đỉnh dựa trên tình trạng quá bán hoặc quá mua của thị trường
Dưới đây là biểu đồ 4H của EURUSD
EURUSD đã giảm trong suốt tuần, giảm khoảng 400 pips. Vào ngày 7.6, EURUSD đã nằm dưới mức 1.2000. Tuy nhiên RSI đã xuống dưới mức 30, cảnh báo rằng có thể không còn lực bán trong thị trường nữa và đà giảm có thể kết thúc. Sau đó, giá đã đảo chiều và đi lên trở lại trong mấy tuần tiếp theo
💡
– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Xác định xu hướng bằng RSI
RSI là một công cụ rất phổ biến bởi vì nó có thể được sử dụng để xác định xu hướng. Nếu bạn cho rằng xu hướng đang hình thành, hãy nhìn RSI và xem nó nằm trên hay nằm dưới mức 50. Nếu bạn tìm xu hướng tăng, hãy chắc rằng RSI nằm trên 50. Ngược lại, nếu bạn tìm xu hướng giảm, RSI dưới 50 là dấu hiệu.
Ở phần ban đầu của biểu đồ bên trên, chúng ta có thể thấy một xu hướng giảm đang hình thành. Để tránh dấu hiệu sai, có thể đợi RSI giảm xuống dưới mức 50 nhằm xác nhận. RSI dưới 50 là dấu hiệu xác nhận tốt rằng một xu hướng giảm đã hình thành
ADX là một công cụ chỉ báo giao động khác, như Stochastic hay RSI. Nó biến động với mức độ từ 0 đến 100, với việc giảm xuống dưới 20 thì cảnh báo rằng xu hướng yếu và vượt lên trên 50 thì cảnh báo xu hướng mạnh
Không giống như Stochastic, ADX không xác định rằng xu hướng hiện tại là tăng hay giảm. Nó chỉ đo sức mạnh của xu hướng đó. Bởi vì vậy, ADX thường được sử dụng nhằm xác định thị trường đi ngang hoặc đã bắt đầu 1 xu hướng mới
Xem ví dụ bên dưới:
Trong ví dụ trên, có thể thấy ban đầu ADX nằm dưới 20 vào cuối tháng 9 và cho đến đầu tháng 10, cùng với việc EURCHF cũng đi ngang trong thời gian đó. Bắt đầu tháng 1, ADX bắt đầu vượt qua 50, báo hiệu rằng một xu hướng mạnh có thể hình thành. Bạn thấy trên biểu đồ rằng EURCHF đã phá thủng vùng đi ngang và bắt đầu một xu hướng giảm mạnh.
Hãy xem ví dụ tiếp theo
Giống như ví dụ trước, ADX nằm dưới vùng 20 một thời gian. Thời điểm đó, EURCHF cũng đang đi ngang. Sau khi ADX tăng qua 50 thì EURCHF cũng phá đỉnh và tạo xu hướng tăng mạnh
Một vấn đề với ADX là nó không báo cho bạn biết nên mua hay nên bán và chỉ báo rằng liệu có nên nhảy vào xu hướng hiện tại hay không mà thôi
Một khi ADX bắt đầu giảm xuống dưới 50 có nghĩa là xu hướng hiện tại đang yếu đi và đây là thời điểm cần thiết để bạn khóa lợi nhuận
Cách giao dịch với ADX
Một cách giao dịch sử dụng ADX là đợi cho việc phá đỉnh hoặc đáy xảy ra trước rồi mới quyết định mua hoặc bán. ADX có thể dùng để xác định liệu giá có đi tiếp theo hướng đã chọn hay không
Cách khác là kết hợp ADX với một công cụ chỉ báo khác. thường là loại có thể xác định liệu giá đi lên hay đi xuống
ADX cũng có thể dùng để xác định khi nào có thể đóng lệnh sớm
Khi ADX bắt đầu giảm xuống dưới 50 thì đó là dấu hiệu về xu hướng hiện tại đang yếu đi, dẫn đến việc giá có thể đi ngang, vì vậy bạn nên chốt lời hoặc khóa lợi nhuận
Ichimoku Kinko Hyo – gọi tắt là Ichimoku hay IKM – là một công cụ để đo sức mạnh tương lai của giá và xác định những vùng hỗ trợ và kháng cự sắp tới. Đây là một công cụ chỉ báo 3 trong
1. Công cụ này thường dùng cho các cặp tiền có JPY
Dịch cụm từ Ichimoku Kinko Hyo ra có nghĩa là: Ichimoku là “cái nhìn thoáng qua”, Kinko là “cân bằng”, Hyo là “biểu đồ”. Nguyên cụm từ có nghĩa “một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ”
Xem ví dụ bên dưới
Có thể thấy một biểu đồ với rất nhiều đường bên trên. Hãy xem giải thích về các đường nhé:
– Kijun Sen (đường màu xanh da trời): gọi là đường xu hướng, được tính toán bằng mức trung bình cao nhất và thấp nhất trong 26 kỳ trước
– Tenkan Sen (đường màu đỏ): gọi là đường tín hiệu, được tính bằng trung bình mức cao nhất và thấp nhất trong 9 kỳ trước
– Chikou Span (đường màu xanh lá): gọi là đường trễ. Nó chính là đường giá hiện tại được làm trễ đi 26 kỳ
Senkou Span (đường màu cam): Đường Senkou đầu tiên được tính bằng mức trung bình của Tenkan và Kijun và làm nhanh 26 kỳ. Đường Senkou thứ 2 được tính toán bằng cách lấy mức trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 52 kỳ và làm nhanh 26 kỳ. Hai đường Senkou này tạo thành 1 vùng ở giữa gọi là Kumo – Đám mây
Không cần phải nhớ công thức tính toán của các đường mà chỉ cần tìm hiểu về tính năng của các đường này là đủ
Cách giao dịch sử dụng IKM:
Trước tiên hãy nhìn đám mây Kumo
Nếu giá nằm trên Kumo thì Kumo sẽ đóng vai trò là hỗ trợ cho giá, với đường nằm trên là hỗ trợ 1 và đường nằm dưới là hỗ trợ 2. Lúc này xu hướng là tăng
Nếu giá nằm dưới Kumo thì Kumo sẽ đóng vai trò là kháng cự cho giá, với đường nằm trên là kháng cự 1 và đường nằm dưới là kháng cự 2. Lúc này xu hướng là giảm
Nếu giá nằm trong Kumo thì 2 đường Senkou sẽ đóng vai trò “nhốt” giá bên trong. Đường bên trên là kháng cự còn đường bên dưới là hỗ trợ. Lúc này xu hướng là đi ngang
Đường Kijun là đường chỉ xu hướng. Nếu giá vượt lên trên Kijun thì khả năng có thể tăng tiếp. Ngược lại, nếu giá nằm dưới Kijun, khả năng là giá giảm tiếp
Đường Tenkan là đường tín hiệu. Nếu Tenkan cắt lên Kijun đó là tín hiệu mua, ngược lại, Tenkan cắt xuống Kijun là tín hiệu bán.
Về Chikou, nếu Chikou cắt lên giá thì đó là tín hiệu mua, cắt xuống giá là tín hiệu bán Hãy xem lại biểu đồ 1 lần nữa:
Bây giờ có thể bạn đã hiểu các đường rõ hơn về IKM rồi đúng không.
Về lý thuyết, chỉ cần 1 trong số các chỉ báo kỹ thuật vừa học cũng có thể giúp bạn giao dịch thành công rồi, tuy nhiên, thực tế lại không dễ dàng như vậy, bởi vì mỗi chỉ báo lại có những thuận lợi và bất cập riêng, chỉ phù hợp với những tình huống nhất định. Đó là lý do mà người giao dịch cần kết hợp các chỉ báo lại với nhau nhằm “lọc” lẫn nhau. Thường mỗi người giao dịch dùng khoảng 3 chỉ báo kỹ thuật và họ sẽ chỉ giao dịch khi mà 3 chỉ báo này phát cùng 1 tín hiệu
Xem ví dụ bên dưới, chúng ta có Bollinger Band và Stochastic trên biểu đồ EURUSD 4H. Thị trường có vẻ như đang đi ngang và chúng ta chú ý đến sự bật lại từ dải băng Bollinger
Bạn có thể thấy rằng tín hiệu bán từ BB và Stoch xuất hiện với EURUSD khi cặp tiền này chạm vào dải băng trên của BB, lúc này đóng vai trò kháng cự. Tại thời điểm đó, Stoch rơi vào trạng thái quá mua – overbought – cho thấy rằng giá có thể đảo chiều xuống
Điều gì xảy ra tiếp theo?
EURUSD giảm 300 pips và bạn có lợi nhuận nếu vào lệnh bán như tín hiệu bên trên
Sau đó, giá chạm vào dải băng dưới của BB, vốn đóng vai trò hỗ trợ, gợi ý rằng giá có thể bật lại. Với việc Stoch nằm ở vùng quá bán, gợi ý mua vào là rõ ràng
Sau đó, giá tăng trở lại
Dưới đây là 1 ví dụ khác về RSI và MACD
Khi RSI chạm vùng quá mua và cho tín hiệu bán, MACD sau đó nhanh chóng cắt xuống và cũng tạo dấu hiệu bán. Sau đó, giá giảm mạnh
Tiếp theo, RSI đi xuống vùng quá bán và cho dấu hiệu mua, rồi MACD cũng cắt lên, cho tín hiệu mua. Giá đã tăng trở lại đúng như tín hiệu
Bạn chú ý rằng RSI cho tín hiệu trước MACD. Đây chỉ là khác nhau về vấn đề công thức của các chỉ báo kỹ thuật nên sẽ có chỉ báo cho tín hiệu trước, chỉ báo cho tín hiệu sau một chút.
Tất nhiên, còn nhiều chỉ báo khác mà trong phạm vi bài học chưa đề cập được hết, bạn có thể tự tìm hiểu bên ngoài
Mọi người giao dịch đều cố tìm cho mình một sự kết hợp tốt giữa các chỉ báo kỹ thuật họ dùng nhằm đưa ra tín hiệu giao dịch tốt nhất, nhưng sự thật là điều này khó xảy ra. Bạn nên học mỗi chỉ báo thật kỹ về ưu nhược điểm, từ đó mới kết hợp các chỉ báo phù hợp với cách giao dịch của mình