Lý thuyết sóng Elliott toàn tập – Cách giao dịch theo sóng Elliott

Sóng Elliott là gì? Sóng Elliott là một trong những dạng phân tích kỹ thuật được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến hiện nay. Hãy cùng VDG Invest tìm hiểu lý thuyết sóng Elliott toàn tập từ cơ bản tới nâng cao.

Giới thiệu lý thuyết sóng Elliott

Nguyên lý sóng Elliott được Ralph Nelson Elliott khám phá vào thập niên 1930. Thời đó ông Elliott đã nhận thấy rằng các thị trường chứng khoán không hành xử trong một kiểu hỗn loạn nào cả mà dao động trong một trật tự nhất định theo những chu kỳ có tính lặp lại, phản ánh những hành động và cảm xúc của con người được gây ra bởi những ảnh hưởng bên ngoài hoặc tâm lý đám đông.

Elliott giải thích rằng sự dao động lên hay xuống của tâm lý đám đông luôn luôn cho thấy những mô hình lặp đi lặp lại giống nhau theo các phân đoạn khác nhau cái mà sau đó, khi phân chia các phân đoạn đó ông đã đặt cho nó cái tên là “các bước sóng” nhờ đó Elliott đã khám phá bản chất phân đoạn của hành động thị trường. Ông đã có thể phân tích các thị trường một cách chuyên sâu hơn, nhận diện những đặc trưng riêng biệt của những mô hình sóng đồng thời đưa ra những dự báo thị trường chi tiết dựa vào những mô hình sóng mà ông nhận diện.

Những nghiên cứu của Elliott đã đặt nền móng cho những người như Bolton, Frost và Prechter mà nhờ đó họ đã có những dự báo đem lại lợi nhuận không chỉ trong các thị trường chứng khoán mà tất cả các thị trường khác.

” lý thuyết sóng Elliott mô tả nhịp điệu tự nhiên của tâm lý đám đông trên thị trường, thể hiện bản chất qua những hình thái sóng. Về cơ bản, sóng Elliott cho rằng giá chuyển động giữa các pha đẩy thiết lập xu hướng, và các pha điều chỉnh hồi lại xu hướng. “

Các mô hình sóng Elliott cơ bản

Theo lý thuyết Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng theo như hình vẽ dưới đây:

Lý thuyết sóng Elliott toàn tập – Cách giao dịch theo sóng Elliott

Trong đó một mô hình sóng cơ bản sẽ có 5 sóng chủ (impulsive Sóng) được đánh số theo số đếm 1-2-3-4-5 và 3 sóng điều chỉnh (corrective Sóng) được đánh số theo chữ cái A-B-C. Trong 5 sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động” (motive Sóng), và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh” (corrective Sóng). Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết sóng Elliot. Một đợt sóng chủ hoàn chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hoàn chỉnh sẽ có 55 sóng.

Tựu trung lại thì mô hình 8 sóng hoàn chỉnh tạo thành cấu trúc sóng Elliott điển hình. Mô hình đó có thể đi theo chiều tăng dần (ascending) trong thị trường đầu cơ giá lên (bull market) hoặc theo chiều giảm dần (descending) trong thị trường đầu cơ giá xuống. Nếu xu hướng chính là đi lên thì chúng ta sẽ thấy 5 bước sóng chạy lên theo sau là 3 bước sóng chạy xuống. Nếu xu hướng chính là xuống thì chúng ta sẽ thấy 5 bước sóng chạy xuống theo sau là 3 bước sóng chạy lên điều chỉnh xu hướng chính.

💡

Quy tắc của các mô hình sóng Elliott cơ bản

Để hiểu hoàn toàn lý thuyết sóng Elliott thì cần phải hiểu tâm lý thị trường tại mỗi bước sóng kể từ khi dao động giá zigzag thể hiện những thay đổi theo tâm lý lạc quan hay bi quan của nhà đầu tư.

Dưới đây là phân tích tích tâm lý mô hình 8 sóng điển hình của thị trường đầu cơ giá lên (bull market). Trong thị trường đầu cơ giá xuống (bear market) thì phân tích ngược lại.

Sóng chủ số 1: Đợt sóng đầu tiên này có điểm xuất phát từ thị trường đầu cơ giá xuống (suy thoái), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị trường suy thoái. Khối lương giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng giá này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.

Sóng chủ số 2: Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo xu thế đầu cơ giá xuống vẫn đang tin rằng thị trường theo xu hướng đầu cơ giá xuống vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thường nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.

Sóng chủ số 3: Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng tăng giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều nhà đầu tư không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1.618 hoặc thậm chí là 261.8%.

Sóng chủ số 4: Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể tạo kiểu răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn khối lượng giao dịch của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà đầu tư nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một  trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliott.

Sóng chủ số 5: Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế đầu cơ giá lên. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn, tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà đầu tư “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng. Điểm cao nhất của sóng 5 cao hơn điểm cao nhất của sóng 3 với tỷ lệ 161.8%.

Sóng điều chỉnh A: Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A – B – C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà đầu tư vẫn cho rằng thị trường đang trong xu thế đầu cơ giá lên. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A. Sóng A thường hoàn lại từ 38.2% đến 61.8% so với sóng 5.

Sóng điều chỉnh B: Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường đầu cơ giá lên. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của mô hình đồ thị Đầu và Vai. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực. Sóng B thường hoàn lại từ 38.2% đến 61.8% so với sóng A.

Sóng điều chỉnh C: Giá có khuynh hướng giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối lượng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của xu thế đầu cơ giá xuống trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn như sóng A hoặc cũng thường mở rộng 1.618 lần so với sóng A hoặc hơn.

Các quy tắc đếm sóng Elliott

– Quy tắc 1: Sóng 2 không bao giờ hoàn lại 100% so với sóng 1. Nói cách khác, sóng 2 không nên vượt qua điểm khởi đầu sóng 1.

– Quy tắc 2: Sóng 4 không bao giờ hoàn lại 100% so với sóng 3. Nói cách khác, sóng 4 không nên vượt qua điểm khởi đầu sóng 3.

– Quy tắc 3: Sóng 4 không bao giờ nằm dưới đỉnh của sóng 1.

– Quy tắc 4: Trong các sóng 1-3-5 thì sóng 3 luôn luôn là sóng dài nhất.

Elliott Nâng cao – Các mô hình sóng Elliott phức tạp

Việc nghiên cứu các mô hình sóng rất quan trọng để vận dụng nguyên tắc sóng Elliott một cách chính xác. Một mô hình xu hướng giá thị trường nếu được xác định chính xác thì không chỉ cho bạn biết được giá thị trường sẽ tăng hoặc giảm đến đâu mà còn cho biết xu hướng thị trường diễn ra như thế nào.

Khi bạn có thể nhận ra các mô hình và vận dụng các mô hình đó chính xác thì bạn có thể giao dịch theo nguyên tắc sóng Elliott. Điều này không dễ dàng mà thành công được song sau khi nghiên cứu từng bước và tỉ mỉ với phương châm “chậm mà chắc” thì bạn sẽ nhận thấy nó dễ dàng hơn.

Các mô hình sóng Elliott phức tạp bao gồm những mô hình sau đây:

I. Các xu hướng (Trends):

1. Mô hình Impulse: IP
2. Mô hình Extension:ES
3. Mô hình Leading Diagonal Triangle
4. Mô hình Ending Diagonal Triangle
5. Mô hình Failure or Truncated 5th

II. Các quá trình điều chỉnh (Corrections):

1. Mô hình Zigzag
2. Mô hình Flat
3. Mô hình Triangle
– Contracting Triangle
– Expanding Triangle
4. Mô hình kết hợp Double Three và Triple Three

Tham khảo xem thêm:

Lý thuyết sóng Elliott (Elliott Wave Theory)

Sóng Elliott là gì? Phân tích sóng Elliott trong đầu tư

Phương pháp kết hợp sóng Elliott và MACD

Phương pháp kết hợp sóng Elliott và RSI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!