CFD là gì? Cách thức hoạt động và ưu nhược điểm khi giao dịch CFD

Kiến Thức

CFD thực chất là một thuật ngữ khá trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự hiểu và có thể sử dụng nó, đây sẽ là một lợi thế giao dịch lớn dành cho bạn.

CFD là gì? Cách thức hoạt động và ưu nhược điểm khi giao dịch CFD

1. Hợp đồng chênh lệch CFD là gì ?

CFD là viết tắt của Contract For Difference – Hợp đồng chênh lệch. Về cơ bản, CFD có thể hiểu là một thỏa thuận được thực hiện dựa trên sự chênh lệch giá của một tài sản giữa 2 thời điểm mở và đóng cửa.

CFD là sản phẩm được cung cấp bởi các sàn giao dịch. Nó thường xuất hiện bên cạnh cách loại tài sản khác như chỉ số chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa hay kim loại. Tuy nhiên, không giống với các tài sản thông thường, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh. Điều này có nghĩa là CFD sẽ được định giá dựa trên sự biến động của một tài sản cơ bản.

2. Đặc điểm của hợp đồng CFD

  • Hợp đồng chênh lệch CFD là một sản phẩm chứng khoán phái sinh. Điều đó có nghĩa là kể cả khi đã sở hữu hợp đồng chênh lệch với tài sản cụ thể, nhà đầu tư cũng sẽ không trực tiếp sở hữu tài sản đó.
  • Giao dịch hợp đồng CFD nghĩa là nhà đầu tư không trực tiếp sở hữu các sản phẩm giao dịch mà chỉ dựa trên biến động giá của nó để kiếm lời.
  • Nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng các công cụ đòn bẩy khi giao dịch CFD.
  • Nhà đầu tư chỉ có thể xác định được lợi nhuận hoặc khoản tiền lỗ phải chịu khi họ thực sự đóng lệnh CFD.

3. Cách thức hoạt động của hợp đồng chênh lệch CFD

CFD là thỏa thuận được thực hiện giữa bên mua và bên bán về giá trị chênh lệch của một tài sản cụ thể. Tại thời điểm hợp đồng kết thúc, nếu giá tài sản ghi nhận tăng so với thời điểm ban đầu, người mua sẽ có lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá ghi nhận giảm so với thời điểm ký kết hợp đồng, người mua sẽ chịu lỗ, và người bán hưởng lợi. Số tiền lỗ của người này sẽ chuyển sang thành tiền lãi của người còn lại.

Ngoài cách thức mua bán cổ điển trên, các nhà giao dịch CFD còn có thể thực hiện việc mua bán khống các hợp đồng chênh lệch. Nghĩa là thay vì chỉ dựa vào vị thế mua trên một tài sản có dự kiến tăng giá. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể thêm lệnh Sell tiếp theo nếu nhận thấy giá đang có xu hướng giảm.

Như vậy, CFD là công cụ ưu việt cho phép nhà đầu tư thực hiện việc mua bán cả 2 chiều trên một sản phẩm.

CFD là gì? Cách thức hoạt động và ưu nhược điểm khi giao dịch CFD
Cách hoạt động của CFD.

Ví dụ về cách hoạt động của hợp đồng CFD:

  • Một Trader mở vị thế Buy và đầu tư vàng với dự kiến tăng giá sau 2 ngày. Giá vàng hiện tại là 1500 USD / Ounce.
  • Tại vị thế Buy, nếu giá thực sự tăng sau 2 ngày, toàn bộ khoảng chênh lệch sẽ là lợi nhuận của Trader.
  • Ngược lại, nếu giá giảm xuống 1450 USD / Ounce. Vì lo sợ giá tiếp tục giảm, nhà đầu tư có thể đóng lệnh và mất 50 USD / Ounce.
  • Tuy nhiên, nếu Trader tiếp tục giữ vị thế này sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Một là giá sẽ tăng trở lại, nhà giao dịch đóng vị thế với khoản lãi lớn. Hoặc, giá tiếp tục giảm, Trader sẽ tiếp tục mất tiền cho đến khi kết thúc vị thế.
  • Do CFD dựa trên sự chênh lệch giữa giá mở cửa so với giá đóng cửa. Vì vậy, bất kể sự biến động giá của tài sản là bao nhiêu, kết quả cuối cùng là lời hay lỗ sẽ chỉ quyết định khi nhà đầu tư kết thúc vị thế giao dịch.

4. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng CFD

a. Ưu điểm

  • Giao dịch không cần sở hữu tài sản: Nhà đầu tư chỉ cần bỏ tiền và kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá.
  • Có thể giao dịch mua bán hai chiều: Khác với việc đầu tư truyền thống là mua khi giá thấp, và chờ bán khi lên cao để kiếm lời. Với giao dịch CFD bạn có thể giao dịch được cả hai chiều và chốt lời dựa vào khoản chênh lệch giữa vị trí mở cửa và đóng cửa.
  • CFD có thể sử dụng đòn bẩy: Dựa vào đòn bẩy nhà đầu tư có thể kiếm được những mức lợi nhuận lớn hơn nhiều lần so với số vốn bỏ ra ban đầu.
  • Thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi: Thị trường chứng khoán luôn hoạt động liên tục suốt 24/24. Vì vậy, miễn là có kết nối Internet, nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ khi nào.

b. Nhược điểm

  • Hợp đồng CFD được thực hiện thông qua Internet, hơn nữa, nhà đầu tư không được sở hữu tài sản giao dịch. Việc này có thể khiến bạn dễ gặp phải các nhà môi giới lừa đảo, hay thực hiện các lệnh giao dịch không có thực.
  • Hiện nay, CFD vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ và không được phép giao dịch tại Hoa Kỳ. Nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch CFD dựa trên sự uy tín và khả năng đảm bảo tài chính của nhà môi giới.
  • CFD là một thuật ngữ khá trừu tượng, bạn cần tham khảo kỹ để thực sự hiểu được bản chất của việc giao dịch này. Chúng tôi khuyên bạn hãy nắm vững kiến thức và giao dịch thử trên các tài khoản Demo trước khi thực sự giao dịch trên tài khoản thực.

5. Tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFD

Tỷ lệ đòn bẩy là một trong bốn yếu tố tác động lớn nhất đến một hợp đồng CFD. Theo đó, việc dựa vào tỷ lệ đòn bẩy, nhà đầu tư sẽ tránh được các yêu cầu về một số tiền cực lớn mới có thể giao dịch. Do đó, sử dụng tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFD nghĩa là tận dụng lợi thế lớn nhất của hình thức giao dịch này. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch với khoản ký quỹ nhỏ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận thu về cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy cao cũng đồng nghĩa với việc rủi ro cao.

CFD là gì? Cách thức hoạt động và ưu nhược điểm khi giao dịch CFD
Tỷ lệ đòn bẩy là một yếu tố tác động lớn đến hoạt động giao dịch CFD.

CFD thực chất là một thuật ngữ khá trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự hiểu và có thể sử dụng nó, đây sẽ là một lợi thế giao dịch lớn dành cho bạn. Hy vọng với những thông tin trên đây, các nhà đầu tư đã có thêm thông tin hữu ích và hiểu được “CFD là gì”.

💡

Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!