Sau đây là bài đăng trên Twitter của AsymTrading – một “học viên” của thị trường trong hơn 20 năm nhé mọi người…
Giành chiến thắng 5, 10, 20R để bù đắp cho rất nhiều trade thua 1R có lẽ là phép toán cơ bản nhất để hiểu về giá trị kỳ vọng.
Giá trị kỳ vọng = (Tỷ lệ thắng * Quy mô thắng) – (Tỷ lệ thua * Quy mô thua)
Nếu tỷ lệ thắng của bạn là 40% (không hề phổ biến trong phong cách giao dịch breakout), thì bạn cần số tiền thắng trung bình gấp ít nhất 1,5 lần số tiền thua để… hoà vốn. Bạn cần kiếm được ít nhất gấp 2 hoặc 3 lần số tiền thua lỗ để có lợi nhuận theo thời gian.
(0,4 * $150) – (0,6 * $100) = $60 – $60 = $0.
(0,4 * $200) – (0,6 * $100) = $80 – $60 =$ 20.
(0,4 * $300) – (0,6 * $100) = $120 – $60 = $60.
Chúng ta đang nói về mức trung bình – để có được hệ số lợi nhuận (profit factor) gấp 2 hoặc 3 lần khoản lỗ của bạn – bạn cần phải thường xuyên nhận được mức thắng 5 hoặc 10R trở lên. Nếu bạn chốt tất cả các lệnh thắng của bạn tại 2 hoặc 3R, thì mức lợi nhuận trung bình của bạn sẽ không là 2 hoặc 3R, sau khi tính đến tất cả những lệnh thắng nhỏ hơn dưới 2-3R.
Đây là điều mà nhiều người mắc sai lầm trong trading. Thường thì lệnh thua không phải là vấn đề lớn. Mặc dù nhiều trader đã học được rằng họ không nên đốt cháy tài khoản bằng cách giao dịch quá lớn và đã phát triển kỷ luật để giữ khoản lỗ của họ ở mức 1R, nhưng điều mà hầu hết mọi người không giỏi lắm là giành được những chiến thắng 5, 10, 20+ R để giữ hệ số lợi nhuận ở mức cao. Những giao dịch có hệ số lợi nhuận cao này là điều cần thiết để họ phát triển tài khoản của mình. Đương nhiên, chúng không thể ngẫu nhiên và rời rạc được!
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Lý do tôi biết mọi người thường xuyên làm sai phép toán về hệ số lợi nhuận trong trading là vì tôi đã thấy cách họ giao dịch. Tôi nhìn vào những cổ phiếu mà họ đang trade. Thông thường, vì nỗ lực giao dịch “an toàn”, họ thường tìm kiếm những cổ phiếu có vốn hoá lớn, di chuyển chậm chạp, có ADR (Average Daily Range – trung bình khoảng dao động giá hàng ngày) cực thấp. Cổ phiếu không thể đi lên không phải vì nó là cổ phiếu vốn hoá lớn, mà vì nó có ADR thấp.
Nếu một cổ phiếu có ADR 2% và tôi cố gắng đặt dừng lỗ 1-2% trên cổ phiếu đó, thì nó thường sẽ hút tới 30-50% vốn của tôi. Mặc dù điều đó không lý tưởng lắm, nhưng vấn đề khác là cổ phiếu đó sẽ mất hàng tuần hoặc hàng tháng trời để đi lên 10 hoặc 20R (hay 20-40% với ADR 2%) – nếu nó từng đi lên từng đó quãng đường. Những “cổ phiếu an toàn” có vốn hoá lớn hoặc siêu lớn này rất hiếm khi tăng giá nhiều như vậy. Do đó, tôi phải sử dụng phần lớn vốn của mình cho mỗi vị thế như vậy và phải mất một thời gian dài để kiếm được những khoản lợi nhuận có nghĩa cần thiết để thực hiện phép toán giá trị kỳ vọng.
Nếu một cổ phiếu có ADR 10% và tôi cố gắng đặt dừng lỗ 5% trên cổ phiếu đó, thì nó có thể tăng 5 hoặc 10R (25-50%+) trong vài ngày, hoặc có thể là 1-2 tuần. Điều này không hiếm chút nào! Trên thực tế, tôi đã bắt được nhiều kèo như vậy chỉ trong 2 tuần. Hơn nữa, tôi chỉ phải sử dụng khoảng 10-20% vốn của mình để cho vị thế này, nghĩa là tôi có thể thực hiện rất nhiều giao dịch.
Hai kịch bản giao dịch này thậm chí không giống nhau về mặt toán học:
- Trong một tình huống, tôi đang phải huy động một lượng vốn lớn và nắm lấy rất ít cơ hội.
- Trong tình huống thứ hai, tôi đang huy động một lượng vốn tương đối nhỏ của mình, kiếm được hệ số lợi nhuận nhanh và cao.
Tuy nhiên, những cổ phiếu có ADR cao cũng đi kèm với rủi ro, vì chúng rất biến động. Nhưng sự thật vẫn là, nếu hầu hết cổ phiếu của bạn có ADR thấp, hoặc những cổ phiếu vốn hoá lớn không có động lực cơ bản nào, thì khả năng kiếm được lợi nhuận lớn và ổn định của bạn thực tế là không tồn tại.
Nếu bạn thường xuyên thấy mình không bao giờ đánh bại được thị trường, không bao giờ lọt vào top dẫn đầu và luôn thua lỗ, thì đừng tìm đâu xa ngoài phép toán giá trị kỳ vọng của bạn!
Nếu phía thua lỗ của bạn được kiểm soát và tỷ lệ thắng trung bình của bạn luôn ở mức 40-50% hoặc hơn, thì vấn đề không nằm ở phía thua lỗ của bạn – có thể thực tế là bạn đang đầu tư vào những cổ phiếu bất động và bạn sẽ chẳng “cá kiếm” được gì cả! Còn nếu phía thua lỗ của bạn không được kiểm soát và tỷ lệ thắng trung bình của bạn rất tệ – thì bạn cần phải bắt đầu từ đó trước tiên.
Quản lý rủi ro và quản lý drawdown (mức sụt giảm tài khoản) luôn là công việc số một của trader. Sau đó, market timing (canh thời điểm vào/ thoát lệnh) và lựa chọn cổ phiếu mới là những trụ cột quan trọng tiếp theo của sự thành công trong trading!
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư