1. Kinh nghiệm vào lệnh forex khi giá tới vùng vào lệnh (Entry Trigger)
Với những trader giao dịch theo phương pháp hành động giá (price action) chắc hẳn sẽ không xa lạ gì với thuật ngữ “trigger” – khu vực mà các trader hay sử dụng làm căn cứ để phán đoán sự dịch chuyển tiếp theo của giá, hay hiểu một cách ngắn gọn chính là vùng để anh em xác định có vào lệnh hay là không.
Tìm được 1 điểm vào lệnh hoàn hảo không hề đơn giản, đôi khi phải ngồi chờ rất lâu hoặc dễ dàng bị bỏ lỡ. Kỹ thuật tìm điểm vào lệnh sẽ giúp anh em tránh khỏi những giao dịch ngoài ý muốn. Giả sử vùng giao dịch tiềm năng của anh em chính là khu vực có dấu hiệu phân kỳ. Anh em sẽ Sell ngay lập tức hay chờ cho đến khi giá dịch chuyển đến gần khu vực kháng cự trước đó rồi mới vào lệnh? Hay anh em sẽ đợi 1 nến đảo chiều như nến shooting star hình thành anh em mới quyết định sell?
Thay vì chờ đợi, anh em lại sell ngay lập tức và giá bỗng tăng lên một cách chóng mặt. Điều này thường xuyên xảy ra, vì thế anh em phải nhớ 1 điều khi tìm ra được một vùng giao dịch tiềm năng không có nghĩa là anh em sẽ đặt lệnh ngay tắp lự. Kỹ thuật tìm điểm vào lệnh lý tưởng sẽ cung cấp cho anh em các thông tin xác nhận để tránh các rủi ro trong giao dịch.
2. Điểm vào lệnh (Entry Point) là gì ?
Điểm vào lệnh trong giao dịch Forex (Trade entry point) là các mức hoặc giá mà các trader chọn để mở các vị thế giao dịch và điều này áp dụng cho cả các vị thế bán và vị thế mua. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến điểm vào lệnh Forex tùy vào từng giao dịch.
Điểm vào lệnh là một thành phần của chiến lược giao dịch được xác định trước để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư cũng như giúp loại bỏ yếu tố cảm xúc khỏi các quyết định giao dịch. Một điểm vào lệnh tốt thường là bước đầu tiên để đạt được một giao dịch thành công.
Theo dõi và chờ đợi để tìm ra điểm vào lệnh hoàn hảo – đúng thời điểm để quyết định SELL hay BUY cũng giúp trader rèn luyện tính kiên nhẫn và giúp họ kiếm được lợi nhuận tốt hơn từ khoản đầu tư của mình. Xác định trước cả điểm vào và điểm thoát lệnh là rất quan trọng để tối đa hóa lợi nhuận. Nhà đầu tư phải đảm bảo có đủ khoảng cách giữa điểm vào và điểm ra để cho phép tỷ lệ rủi ro phần thưởng có lợi cho tăng trưởng danh mục đầu tư bền vững.
Điểm vào lệnh lý tưởng làm tăng tỷ lệ hiệu suất rủi ro/lợi nhuận nhiều hơn. Anh em có thể giao dịch với khối lượng lot lớn hơn mà không sợ bị rủi ro nhiều hơn số tiền lỗ mà anh em chấp nhận cắt lỗ.
Không giống như vùng vào lệnh – Điểm vào lệnh cho tín hiệu chính xác hơn và khả năng thành công cao hơn rõ rệt. Mặc dù không dễ dàng để xác định những điểm vào lệnh hoàn hảo cho mọi giao dịch, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm thấy chúng qua quá trình học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm giao dịch của bản thân.
2.1 Các tiêu chí để xác định điểm vào lệnh forex đẹp
Thời điểm tốt nhất để tham gia giao dịch ngoại hối phụ thuộc vào chiến lược và phong cách giao dịch.
Tiêu chí chung nhất để xác định điểm vào lệnh bao gồm giao dịch theo hướng của xu hướng trên các khung thời gian, H4 hoặc lớn hơn và có tín hiệu giao dịch hợp lệ để xác nhận hướng đi. Ngoài ra còn có các tiêu chí khác bao gồm điểm đột phá (breakout) trong giai đoạn hợp nhất, không có hỗ trợ hoặc kháng cự gần đó, tùy thuộc vào hướng giao dịch.
Các trader cũng cần thiết lập các chỉ báo xu hướng sử dụng phân tích đa khung thời gian. Sau đó tiến hành phân tích thị trường hàng ngày để xác định cặp nào đang có xu hướng và ở khung thời gian nào.
Trong thị trường có xu hướng, các điểm vào lệnh tốt xuất hiện sau một đợt hồi ngắn hạn trước khi tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu. Các nhà đầu tư có thể sử dụng đường xu hướng, đường trung bình động và các chỉ báo để giúp xác định các điểm vào lệnh phù hợp.
2.2 Các yếu tố chính trong quy trình vào lệnh
- Tương tác với thị trường càng ít càng tốt để giảm căng thẳng để vào lệnh chất lượng hơn.
- Tập trung vào dữ liệu giá đóng cửa, tức là khung thời gian ngày trên biểu đồ.
- Xem khung tuần trước, vẽ các mức quan trọng (hỗ trợ kháng cự), cảm nhận xu hướng ngắn hạn và dài hạn, đánh dấu các setup Price Action nổi bật trước đó.
- Tiếp theo xem khung ngày, tập trung vào các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng, hoàn cảnh thị trường ở hiện tại đang có xu hướng hay đi ngang?
- Và cuối cùng, quan sát hành động giá (Price Action), có setup nào hình thành gần các vùng quan trọng không? Có setup nào hình thành sau 1 đoạn hồi lại không?
Vùng quan trọng ở đây có thể là vùng ngang hoặc 1 đường EMA, hoặc vùng 50% fibonacci.
Vào lệnh khi setup đủ đẹp, hội tụ các yếu tố hợp lưu và đạt tỷ lệ lời lỗ tốt. Sau đó sẽ quên nó luôn (set and forget) và chỉ kiểm tra thị trường cùng thời điểm này ngày hôm sau.
3. Các cách xác định điểm vào lệnh forex đẹp hiệu quả
3.1 Chiến lược xác định điểm vào lệnh sử dụng đường xu hướng
Đường xu hướng là công cụ đơn giản và hiệu quả nhất, được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi giá chạm đường hỗ trợ, giao dịch mua có thể được thực hiện ở một mức giá cụ thể.
Khi giá chạm đường kháng cự, các điểm vào lệnh sẽ là lý tưởng cho giao dịch bán. Sử dụng các đường hỗ trợ và kháng cự để xác định các điểm vào lệnh cho các giao dịch có lãi là một phương pháp rất phổ biến và đáng tin cậy. Hơn nữa, việc sử dụng các đường hỗ trợ và kháng cự để tìm thời điểm và điểm thích hợp để vào giao dịch cũng khá dễ dàng.
Trong ví dụ dưới đây, giá cho thấy sự chuyển động cao hơn và cao hơn rõ ràng hơn cho thấy một xu hướng tăng nổi bật. Điều này cho phép xác định xu hướng giao dịch là mua ở mức hỗ trợ và chốt lời ở mức kháng cự (xem biểu đồ bên dưới). Khi giá phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng này, các nhà giao dịch sau đó nên lưu ý về khả năng xảy ra đột phá hoặc đảo chiều trong xu hướng.
3.2 Chiến lược xác định điểm vào lệnh sử dụng mô hình nến
Các mô hình nến là công cụ rất phổ biến và mạnh mẽ được các trader sử dụng để tìm kiếm các điểm vào lệnh và tín hiệu giao dịch trong forex trading. Có rất nhiều mẫu hình nến khác nhau, tuy nhiên các mô hình nến như engulfing and shooting star thường được các nhà giao dịch có kinh nghiệm sử dụng. Trong ví dụ dưới đây, mô hình nến engulfing có thể được coi là điểm vào kích hoạt đảo chiều trên cặp AUDUSD.
Việc xác định mô hình nến đảo chiều giúp xác nhận điểm vào lệnh trong giao dịch. Điểm vào lệnh cũng quan trọng như việc xác định mô hình nến. Do đó, các điểm vào lệnh sẽ xác thực thêm mô hình nến, ít rủi ro hơn và mang lại cho nhà giao dịch xác suất thành công cao hơn.
Như anh em có thể thấy trên biểu đồ mô hình Engulfing xuất hiện ngay vùng kháng cự báo hiệu một sự đảo chiều tiềm năng. Các trader thường tìm kiếm nhiều dấu hiệu xác nhận giao dịch như các chỉ báo kết hợp với các mô hình nến, hành động giá và tin tức.
💡
– Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn – trung – dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.
– Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
– Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
3.3 Chiến lược xác định điểm vào lệnh sử dụng điểm đột phá (Breakouts)
Một trong những chiến lược phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất để xác định các điểm vào lệnh trong Forex trading là điểm đột phá (breakout). Cơ sở hình thành nên phương pháp này là khi các nhà giao dịch theo xu hướng quan sát và nhận định rằng các mức hỗ trợ kháng cự nếu bị phá vỡ thì giá sẽ tiếp đi di chuyển theo hướng mà nó đã phá vỡ ra.
Ví dụ dưới đây ta thấy giá đang là một câu trúc tăng khi giá phá qua vùng đỉnh cũ thì sẽ tiếp tục tìm đến các đỉnh cao hơn. Vì thế các nhà giao dịch sẽ đặt sẵn các lệnh Stop cách đỉnh cũ 5-10pip.
3.4 Sử dụng lệnh giới hạn (LIMIT ORDER) để có giá tốt hơn
Như chúng ta đã biết thị trường luôn có xu hướng hồi về các vùng đỉnh đáy cũ mà nó vừa phá qua để retest và lấy hết thanh khoản trước khi tiếp tục đi theo xu hướng.
Vì thế với các nhà giao dịch theo trường phái Break and retest thì điểm vào lệnh đẹp đối với họ là khi thị trường break qua và hồi về những vùng đỉnh đáy cũ để giảm stoploss xuống ít nhất có thể qua đó tối đa hóa được lợi nhuận.
3.5 Chờ các yếu tố hội tụ (T.L.S)
Trong forex trading, 90% các trader chuyên nghiệp sử dụng các yếu tố hội tụ T.L.S để tìm điểm vào lệnh :
- T = Trend (xu hướng)
- L = Levels (các ngưỡng)
- S = Signal (dấu hiệu)
Ở ví dụ dưới đây ta thấy lệnh bán xuống của chúng ta có hợp lưu giữa ba yếu tố là: Xu hướng hiện tại đang giảm, giá đã chạm vùng kháng cự ( đáy cũ) hợp lưu với fibo 0.618 và cuối cùng là tín hiệu nến đảo chiều. Đây là một lệnh có entry đẹp và tỷ lệ thắng cao.
4. Các chỉ báo xác định điểm vào lệnh trong forex
Có nhiều chỉ báo có thể được sử dụng để giúp xác định các điểm vào lệnh trong Forex trading. Dưới đây là những chỉ báo thông dụng và phổ biến nhất.
- Chỉ báo RSI – giúp xác định các tín hiệu quá mua và quá bán và chỉ báo này có hiệu quả nhất trong phạm vi thị trường có giới hạn và có xu hướng.
- Moving Averages Crossovers (Giao điểm của các đường MA) – Sử dụng một loạt các đường trung bình động, các nhà giao dịch có thể tìm kiếm sự giao nhau giữa các giai đoạn dài và ngắn để tạo ra các tín hiệu vào lệnh.
- Chỉ báo MACD – Chỉ báo này hoạt động tốt trong phạm vi và thị trường có xu hướng, bằng cách lấy các điểm giao nhau của MACD theo hướng xu hướng.
- Chỉ báo MA– Theo dõi các đường trung bình động (MA), các đường MA này nó sẽ cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu mua bán. Nó sẽ cho ta các dấu hiệu xu hướng và giúp nhà đầu tư xác nhận sự thay đổi của các xu hướng. Nhìn ví dụ dưới đây ta có thể thấy điểm vào lệnh đẹp nhất khi giá được giao dịch nằm dưới 2 đường MA ( xu hướng giảm), giá đã retest lại đường EMA và cho dấu hiệu đảo chiều bằng nến Engulfing.
5. Điều quan trọng nhất ở một điểm vào lệnh đẹp là gì?
Qua những khái niệm trên ta đã đi khá đầy đủ những yếu tố tạo nên một điểm vào lệnh đẹp như là: hợp lưu giữa nhiều yếu tố, được xác nhận bởi các indicator, có các tín hiệu đảo chiều từ Price Action.
Nhưng một yếu tố quan trọng hơn mà chúng ta chưa nói đến là điểm vào lệnh đẹp còn phải chúng ta một điểm Stoploss an toàn nữa. Stoploss an toàn là điểm mà khi giá chạm đến đó xu hướng sẽ đảo chiều.
Mọi trader trước khi vào lệnh đều phải tìm ra cho mình ba điểm: điểm vào lệnh, điểm chốt lời, và điểm chốt lỗ. Đôi lúc chúng ta tìm được điểm vào lệnh mà ta cho là đẹp và khoảng cách từ điểm vào lệnh tới vùng cản gần nhất cũng rất xa nhưng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm Stoploss an toàn làm giảm tỷ lệ RR của chúng ta xuống.
Vì thế ta chọn cách đặt Stoploss gần lại làm cho tỷ lệ RR tăng lên nhưng điều này sẽ làm cho tỷ lệ thắng của chúng ta giảm đáng kể. Vì thể đối với một trader có kinh nghiệm vào lệnh forex thì điểm vào lệnh đẹp phải cách điểm Take Profit càng xa càng tốt nhưng phải cách điểm Stoploss càng ngắn càng tốt. Cùng xem ví dụ dưới đây để dễ hiểu hơn:
Ở hình thứ nhất ta thấy giá đang là xu hướng tăng sau đó hồi về vùng đỉnh cũ hợp lưu với fibo 61.8 và cho tín hiệu Engulfing đảo chiều mạnh, chúng ta tự tin vào một lệnh mua lên. Vậy điểm vào lệnh ở đây đã tối ưu chưa? Câu trả lời là chưa vì điểm Stoploss không ổn vì giá hoàn toàn có thể hồi về vùng HigherLow rồi mới tăng tiếp thì lệnh này sẽ thua vì thế nếu để an toàn ta phải Stoploss ở dưới vùng Higherlow nhưng nếu làm như vậy thì Stoploss lại quá xa vì thế đây là một Entry chưa tối ưu.
Ở hình thứ hai ta thấy rõ ràng giá đã hồi về vùng HigherLow rồi mới tiếp tục tăng lên vì thế Entry ở vùng HigherLow là một Entry đẹp vì có một Stoploss an toàn hơn lệnh thứ nhất rất nhiều và tỷ lệ RR cũng cao hơn.
Vì thế điểm vào lệnh đẹp ngoài được sự ủng hộ của các yếu tố ra còn phải xét xem điểm vào lệnh đó có một Stoploss an toàn hay chưa.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY