3 công cụ giúp dự đoán hướng đi của giá – RSI
RSI là 1 trong các oscillator – chỉ báo dao động – phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. RSI được sử dụng trong các hệ thống giao dịch nổi tiếng, và thậm chí được tin dùng bởi nhiều trader chuyên nghiệp và quỹ đầu cơ trên thế giới.
Điển hình của chỉ báo dao động oscillator là indicator đó sẽ dao động lên xuống trong 1 vùng giá trị nhất định, thường là 0-100. Và chức năng đầu tiên của các oscillator là cho thấy tình trạng quá mức của thị trường, bao gồm quá mua (overbought) và quá bán (oversold). RSI cũng vậy, nó cho thấy thị trường có đang bị quá độ hay không. Nếu RSI vượt quá 70 tức thị trường đang bị mua quá nhiều, không nên mua theo nữa, ngược lại RSI giảm xuống dưới 30 là đang bị bán quá nhiều.
RSI còn cho thấy động lượng (momentum) của 1 thị trường. Nếu RSI cắt mức 30 từ dưới lên, tức động lượng đang tăng dần; ngược lại nếu cắt 70 từ trên xuống tức động lượng đang giảm dần. Có thể khẳng định 1 cách nôm na rằng nếu động lượng tăng dần tức 1 xu hướng tăng đang dần hình thành; ngược lại động lượng giảm dần tức là xu hướng giảm đang dần hình thành.
3 công cụ giúp dự đoán hướng đi của giá – Bollinger Bands
Bollinger Bands được phát minh bởi John Bollinger, và nó thuộc hàng các chỉ báo đo lường độ biến động (volativity) phổ biến nhất. Bên cạnh Bollinger Bands còn có Keltner channel cũng là dạng chỉ báo bám theo biến động giá, nhưng lại không có chức năng đo độ biến độ.
Bollinger Bands có đặc tính rất hay để đo độ biến động: nếu biến động thị trường ở mức thấp (tức có sự tích luỹ hay nén chặt) thì 2 band BB sẽ co lại; nếu độ biến động ở mức cao (tức có sự phá vỡ hay thoát ra khỏi cú nén chặt, vùng tích luỹ) thì 2 band của BB sẽ mở rộng ra.
Band giữa của BB chính là đường MA20, có thể dùng để xác định xu hướng.
Khi giá vượt lên và đóng cửa ngoài band trên BB thì market đang bị quá mua, tức không nên mua đuổi theo nữa mà nên chờ giá hồi lại. Ngược lại khi giá đóng cửa dưới band dưới thì không nên bán theo nữa vì market đang quá bán rồi.
3 công cụ giúp dự đoán hướng đi của giá – MACD
MACD cũng là oscillator rất nổi tiếng không thua gì RSI. Các chức năng của nó cũng hay không kém.
Xác định xu hướng: khi đường MACD cắt lên đường tín hiệu (histogram dương), thì ta có xu hướng tăng. Khi đường MACD cắt xuống đường tín hiệu (histogram âm) thì xu hướng là giảm. Có thể dùng để xác định điểm buy/sell.
Hai đường này mà cách quá xa nhau thì market cũng có thể bị quá mua/quá bán.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .