Kỹ thuật giao dịch mà mình chia sẻ trong bài viết này rất đơn giản, có thể giúp anh em trader tìm được điểm vào lệnh đẹp với mô hình chữ nhật dựa vào tín hiệu xác nhận của chỉ báo Bollinger Bands.
Bollinger Bands và mô hình chữ nhật đều là những khái niệm kỹ thuật quen thuộc với anh em trader, nên mình cũng không dài dòng. Chúng ta vào phần nguyên tắc giao dịch luôn nha anh em.
Nguyên tắc giao dịch
Đối với tín hiệu mua
Các bạn xem biểu đồ cặp EURND bên dưới, chúng ta thấy đã có mô hình chữ nhật được đánh dấu trên biểu đồ:
Tín hiệu mua được thực hiện khi thỏa những điều kiện sau:
- Mô hình chữ nhật phải xuất hiện trong cú hồi của xu hướng tăng và giá phá vỡ cạnh trên của mô hình chữ nhật. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy động lực của người mua đang mạnh và khả năng cao giá sẽ tạo đỉnh cao mới. Lúc này chúng ta sẽ tìm cơ hội để thực hiện lệnh mua.
- Tín hiệu mua được xác nhận khi giá chạm vào band trên của chỉ báo Bollinger Bands. Lúc này bạn có thể mở vị thế mua để giao dịch theo xu hướng.
- Chốt lỗ được đặt bên dưới mô hình chữ nhật. Và chốt lời được đặt với tỷ lệ RR 1:2.
Đối với tín hiệu bán
Chúng ta nhìn mô hình chữ nhật của cặp AUDCHF bên dưới:
- Tương tự, điều kiện đầu tiên đó là mô hình chữ nhật phải được hình thành trong cú hồi của xu hướng giảm.
- Giá phá vỡ cạnh dưới của mô hình chữ nhật là lúc ta có thể tìm cơ hội để bán.
- Lệnh bán được thực hiện khi giá chạm vào dải band dưới của chỉ báo Bolliger Bands.
- Chốt lỗ được đặt bên trên mô hình chữ nhật. Và chốt lời được đặt với tỷ lệ RR 1:2.
Rất nhiều trader cho rằng giá chạm vào band trên của chỉ báo Bollinger Bands thì nên bán xuống. Còn giá chạm vào dải dưới thì nên mua lên. Trên thực tế, cách giao dịch này chỉ hiệu quả khi thị trường nằm trong điều kiện đi ngang. Còn trong điều kiện thị trường có xu hướng thì lại không đúng. Vì trong điều kiện này, khi giá chạm vào dải band trên hoặc band dưới nó thường sẽ có xu hướng duy trì ở đó lâu hơn.
Sử dụng chỉ báo Bollinger Bands để giao dịch mô hình chữ nhật trước khi nó được xác nhận
Ý tưởng giao dịch rất đơn giản, đó là khi giá mới hình thành được một nửa mô hình chữ nhật. Chúng ta đợi cho giá chạm vào dải dưới của chỉ báo Bollinger Bands và sau đó bật lên trên dải giữa là có thể thực hiện tín hiệu mua với kỳ vọng giá sẽ phá vỡ mô hình. Và ngược lại.
Các bạn xem biểu đồ bên dưới với tín hiệu mua của cặp CHFJPY:
Có thể thấy ở hình trên, giá phá vỡ và đóng cửa lên đường band giữa là thời điểm đẹp để chúng ta vào lệnh mua. Đặt dừng lỗ bên dưới mô hình. Với cách này ta có tỷ lệ RR tốt hơn cách đầu tiên, nhưng rủi ro hơn vì mô hình chữ nhật chưa có sự xác nhận.
Tìm kiếm tín hiệu fakeout để giao dịch mô hình chữ nhật
Những tín hiệu phá vỡ giả khỏi mô hình và sau đó quay trở lại mô hình là những dấu hiệu tốt để tham gia theo hướng ngược lại với tín hiệu fakeout đó.
Tuy nhiên, tín hiệu giao dịch của chúng ta cần cùng hướng với xu hướng. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Hình trên cho thấy mô hình chữ nhật được hình thành trong cú hồi của xu hướng giảm. Giá phá vỡ cạnh trên của mô hình đồng thời chạm vào band trên của chỉ báo Bollinger Bands. 2 vùng này được xem như ngưỡng kháng cự, gần như ngay sau đó đã đẩy giá đi ngược trở lại vào bên trong mô hình.
Đối với chiến lược này, chúng ta đặt dừng lỗ phía trên dải band trên và phía trên canh trên của mô hình. Đó là nơi khá lý tưởng để đặt dừng lỗ. Chiến lược này sẽ cho anh em trader tỷ lệ RR tốt hơn 2 cách ban đầu, nhưng khá rủi ro vì sự xác nhận trong tín hiệu này không nhiều.
3 Kỹ thuật trên anh em đều có thể linh hoạt sử dụng, nguyên tắc đơn giản, điểm ra vào lệnh khá rõ ràng, tỷ lệ RR lại tốt. Hy vọng những kỹ thuật này hữu ích với mọi người nhé.
💡
– Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
– Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG – TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .